Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu Hướng dẫn chép kinh Địa Tạng

Bạn đang tìm hiểu về Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu, hôm nay mình sẽ chia sẻ đến bạn bài viết về Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu được team mình tổng hợp và biên tập từ nhiều nguồn trên internet. Hy vòng bài viết về chủ đề Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu hữu ích với bạn.

Hướng dẫn chép kinh Địa Tạng

Cách chép kinh Địa Tạng – Kinh Địa Tạng có tên đầy đủ là Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn Nguyện Công Đức Kinh. Hiện nay việc chép kinh Địa Tạng đang được nhiều người khuyến khích nhau thực hiện. Vậy chép kinh Địa Tạng có những lợi ích gì và cách chép kinh Địa Tạng sao cho đúng thì không phải ai cũng nắm được. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ hướng dẫn cách chép kinh Địa Tạng cho người mới bắt đầu chi tiết nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

  • Bài văn khấn sám hối hàng ngày

1. Kinh Địa Tạng Vương Bồ tát là gì?

Kinh Địa Tạng là bản kinh nói về công hạnh và nguyện lực của Bồ tát Địa Tạng, danh xưng đầy đủ là Địa Tạng Vương Bồ tát. Ngài có đại nguyện cứu độ tất cả chúng sanh trong sáu cõi luân hồi và không thành Phật quả khi địa ngục vẫn còn chúng sanh phải chịu đau khổ.

Toàn bộ kinh văn được chia thành 3 phần, với tổng cộng 13 phẩm. Đến với kinh Địa Tạng, chúng ta có thể học tập theo tấm gương từ bi rộng lớn của Bồ tát Địa Tạng. Mỗi người có thể tùy vào khả năng của bản thân mà làm những việc lành để giúp đỡ cho các chúng sanh.

Kinh Địa Tạng phổ biến ở các nước Phật giáo Đại thừa, sử dụng chủ yếu trong nghi thức cầu siêu cho người quá cố. Đặc biệt vào tháng Bảy âm lịch hằng năm, các chùa Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam thường trì tụng kinh này trong suốt tháng.

Người nắm rõ cách chép kinh Địa Tạng đúng và thành tâm thực hành sẽ có được nhiều công đức lớn lao, đặc biệt là hồi hướng đến người thân đã mất. Bởi lẽ, ngài Địa Tạng là vị Bồ tát phát nguyện cứu giúp chúng sanh trong cảnh giới địa ngục.

2. Lợi ích chép kinh Địa Tạng

Chép kinh Địa Tạng Vương Bồ tát là một trong những việc làm mang lại công đức. Điều này được chỉ dạy rõ trong Phẩm 6 của kinh Địa Tạng. Phẩm này có tên là “Thế Tôn tán thán” hoặc “Đức Phật tán dương” nghĩa là Đức Phật khen ngợi Bồ tát Địa Tạng.

Phần lớn nội dung của phẩm này về những lợi ích đối với các chúng sanh khi lễ bái và cúng dường Bồ tát Địa Tạng, trì tụng và biên chép kinh Địa Tạng, khuyên nhủ người khác noi theo công hạnh của Bồ tát Địa Tạng… Nhờ phước đức ấy mà chúng ta được chư Phật, Bồ tát, chư Thiên… gia trợ hộ trì.

Trong kinh Địa Tạng dạy rằng: “Người thiện nam, người thiện nữ nào tự mình biên chép kinh này, hoặc bảo người biên chép, hoặc tự mình đắp vẽ hình tượng của Bồ Tát, cho đến bảo người khác đắp vẽ, thì quả báo mà người đó thọ nhận tất được lợi ích lớn.”

Cần nắm rõ cách chép kinh Địa Tạng đúng, để từ đó có thể hiểu sâu nội dung kinh điển và vận dụng vào trong cuộc sống, từ đó mang lại lợi lạc cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Do đó, biên chép gắn liền với thực hành thì lại càng quý báu hơn nữa.

3. Cách chép kinh Địa Tạng đúng nhất

Hiện nay, có nhiều bản dịch kinh Địa Tạng tiếng Việt. Phật tử có thể chọn lựa theo bản nào cũng được, miễn là thực hiện đúng cách chép kinh Địa Tạng đúng. Vì phong cách hành văn của các dịch giả tuy khác nhau, nhưng nội dung lời dạy trong kinh không khác biệt.

Phật tử có thể phát tâm chép kinh Địa Tạng tùy theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi biên chép, chúng ta cần giữ ba nghiệp thanh tịnh: tay viết, miệng đọc, đầu suy nghĩ. Như vậy, chúng ta sẽ có được sự tập trung vào lời kinh để chiêm nghiệm một cách sâu sắc.

  • Chép chậm, từ từ, không nên nôn nóng, không mong chép nhanh cho xong .
  • Cố gắng nắn nót chữ cho đẹp, khi chép đến tên danh hiệu Phật Bồ Tát thì cần phải viết hoa,….
  • Khi chép phải đặt lòng tôn kính Kinh ở một mức độ cao nhất, thiêng liêng nhất.
  • Thêm vào đó, cần phải thể hiện lòng biết ơn Chư Tổ đã có công lao biên soạn và kết tập kinh điển, cũng như giữ gìn lưu truyền, để ngày hôm nay, những thế hệ sau mới có kinh để học, để tu.
  • Khi chép cần mặc quần áo trang nghiêm, chọn nơi để ngồi chép phải yên tĩnh, vị trí thoáng mát, sạch sẽ.
  • Không những bản thân chép, mà cũng nên tạo cơ hội, giới thiệu, khuyến khích cho người khác như bạn bè, hàng xóm, con cháu trong gia đình,….để họ cũng có cơ hội được chép, giúp họ gieo phước lành, kết duyên với Tam Bảo.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Câu hỏi về Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu

Nếu có bắt kỳ thắc mắc nào về Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu hãy cho chúng mình biết nhé, mọi câu hỏi hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình hoàn thiện hơn trong các bài sau nhé!

Bài viết Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu được mình và team tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu giúp ích cho bạn thì hãy ủng hộ team Like hoặc Share nhé!

Đánh giá bài viết Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu

Đánh giá: 4-5 sao
Lượt đánh giá: 3666
Lượt xem: 36663666

Từ khóa tìm Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu

Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu
cách Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu
hướng dẫn Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu
Cách Chép Kinh Cho Người Mới Bắt Đầu miễn phí

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời