Bài tập yoga đơn giản giúp giảm đau nhức xương khớp

Bài tập yoga giảm đau xương khớp

Từ khóa yoga luôn được mọi người tìm kiếm, săn đón cho thấy sự yêu thích của bộ môn thể thao này. Việc luyện tập yoga không những giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng, tinh thần thoải mái mà còn đem lại giấc ngủ ngon và sâu hơn. Yoga còn giúp giảm hẳn những cơn đau nhức xương khớp, săn chắc các cơ, nới lỏng các  khớp. Tăng cường tuần hoàn máu đến các cơ và tăng khả năng linh hoạt của khớp. Vậy những bài tập yoga nào giúp cải thiện được những vấn đề đó? Hãy cùng edu5.info tìm hiểu ngay bài viết này nhé!

1. Những bài tập yoga giảm đau nhức xương khớp

Theo thời gian, các khớp sẽ bị thoái hóa nhất là ở người lớn tuổi. Trong quá trình lao động, làm việc sẽ có các trường hợp trật khớp, đau khớp. Ngoài việc sử dụng thuốc để trị liệu, việc kết hợp tập luyện yoga sẽ giúp cải thiện đáng kể. Những bài tập yoga dưới đây sẽ giúp giảm đau nhức xương khớp cùng theo đó giúp tăng độ dẻo dai của cơ thể.

1.1 Tư thế giãn cơ đùi

Giãn cơ đùi là một kiểu bài tập yoga không chỉ giúp khớp gối mà cả cơ thể của chúng ta được thư giãn. Cải thiện tình trạng đau khớp trong khi ngủ, giúp ngủ sâu hơn, ngon hơn.

bài tập yoga giãn cơ đùi

Bài tập yoga giãn cơ đùi

Phương thức tiến hành:

Bước 1: nằm ngửa lưng trên sàn nha, hai đầu gối chống lên mặt sàn.

Bước 2: rồi sau đó đặt hai lòng bàn chân áp sát vào nhau, không ngừng mở rộng hai đầu gối để tạo thành hình viên kim cương.

Bước 3: áp gần kề hai đầu gối xuống sàn (giường) và duy trì trong 1 – 2 phút, đặt hai cánh tay thoải mái ở hai bên người.

Bước 4: nếu cảm thấy chân bị căng cơ thì có thể kê gối ở bên dưới hai đầu gối để đỡ.

1.2 Tư thế thư giãn chân trên tường

Tư thế giãn chân trên tường là bài tập yoga tương đối đơn giản nhưng giúp chữa thoái hóa hiệu quả. Động tác của bài tập này giúp khớp thư giãn, lưu thông khí huyết, xoa dịu các cơn đau khớp, giúp người đang trong tình trạng này cảm thấy thoải mái. Những lúc cơ thể mệt mỏi hay tinh thần buồn bực, căng thẳng, bạn cũng có thể thực hiện động tác này sẽ giúp bạn dễ chịu hơn, giúp ngủ ngon hơn.

Đối với động tác này bạn nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất, điều hòa lượng máu lưu thông lên não, giảm tình trạng căng thẳng của bạn.

Bài tập yoga giãn chân trên tường

Bài tập yoga giãn chân trên tường

Cách thực hiện:

Bước 1: nằm ngửa trên sàn hoặc trên đệm đối diện với bức tường. Vai và hông không chạm sàn.

Bước 2: chân duỗi thẳng lên tường, hông không thay đổi vị trí, bạn có thể gập đầu gối và kéo áp sát vào ngực cho đến khi cảm thấy thoải mái thì dừng và tiếp tục duỗi thẳng chân.

Bước 3: hai cánh tay thả lỏng sang hai bên khoan khoái và duy trì tư thế này 5 – 10 phút.

1.3 Tư thế ngẩng đầu

Tư thế ngẩng đầu giúp cột sống dẻo dai, săn chắc các cơ, mở rộng cơ ngực tăng cường hô hấp, giúp các khớp xương vận động nhẹ nhàng, tăng sự dẻo dai cho cơ thể.

Bài tập yoga ngẩng đầu

Bài tập yoga ngẩng đầu

Cách thực hiện:

Bước 1: với bài tập yoga  này trước tiên các bạn nằm sấp, hai chân để cách nhau một khoảng ngang bằng vai, sau đó đặt hai bàn tay song song với ngực.

Bước 2: hít thật sâu, từ từ đẩy tay lên, uốn cong lưng, rồi ngửa đầu ra sau mặt càng ngửa lên cao càng tốt.

1.4 Tư thế chó duỗi mình

Bài tập luyện theo tư thế chữ v ngược này sẽ hỗ trợ cho các khớp chân và tay của bạn dẻo dai, cột sống chắc khỏe, tràn đầy năng lượng. Không những thế, tư thế này còn giúp lưu thông tuần hoàn máu, phòng ngừa loãng xương.

Tư thế yoga chó úp ngược

Tư thế yoga chó duỗi mình

Cách thực hiện:

Bước 1: thực hiện tư thế nằm sấp, hai chân để cách nhau chừng một khoảng ngang bằng vai, sau đó đặt hai bàn tay song song với ngực.

Bước 2: hít thật sâu, từ từ đẩy hai tay lên, uốn cong lưng, rồi ngửa đầu ra sau mặt càng ngửa lên cao càng tốt. Sau đó thở ra, đẩy hông lên cao để người tạo thành hình chữ v ngược.

Bước 3: chân và tay đặt cố định xuống sàn, hướng ngực gần về phía chân, giữ thẳng hông sao cho từ hông xuống tay và chân thẳng hàng. Giữ tư thế trong 1 phút rồi trở lại vị trí ban đầu.

1.5 Tư thế vặn cột sống

Động tác này giúp các khớp xương linh hoạt, cơ thể dẻo dai, uyển chuyển. Đồng thời động tác vặn cột sống còn giúp tiêu trừ các cơn đau nhức, cảm giác cơ thể nhẹ nhàng hơn. Với tư thế vặn người như vậy còn khiến siết chặt vùng eo, giảm mỡ bụng.

Bài tập yoga vặn mình

Bài tập yoga vặn cột sống

Các bước tiến hành:

Bước 1: bạn ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng ra phía trước. Tiếp đó, gập chân trái lại, đặt gót bàn chân trái sát mông phải.

Bước 2: tiếp theo, gập chân phải lại, đặt bàn chân phải phía ngoài đầu gối trái, đầu gối sát nách trái. Hít sâu, đưa tay trái ra nắm lấy cổ chân phải, quay tay phải về sau lưng, thân quay về bên phải, bàn tay phải chống xuống sàn.

Bước 3: giữ nguyên tư thế trong 10 nhíp thở rồi trở về vị trí ban đầu.

2. Những lưu ý khi thực hiện bài tập yoga

2.1 Khởi động kỹ trước khi tập 

Để vào những tư thế yoga được dễ dàng, bạn phải thực hành những chuỗi ngắn cơ bản giúp bổ trợ khoẻ cơ và nới lỏng khớp như xoay cổ tay, cổ chân. Khởi động kỹ không chỉ góp phần chuyển cơ thể từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động. Mà còn hỗ trợ thực hiện các động tác đòi hỏi sự uyển chuyển mà không bị cứng nhắc.

2.2 Kiên trì tập luyện

Khi cơ thể chưa thực hiện được các động tác, đừng cố gắng để đạt được tư thế khó cho bằng được. Đừng mang bản thân mình ra so sánh với cơ thể người khác. Bạn hãy nhớ rằng, khi bạn cảm nhận cơ thể tốt và thể lực đã đủ khoẻ để vào được tư thế đó thì tất nhiên bạn sẽ chinh phục được.

Bài tập yoga cho người mới bắt đầu 1

Kiên trì luyện bài tập yoga để đem đến sức khỏe tốt

Đa phần mọi người thường có suy nghĩ hơn kém, không chấp nhận việc người khác giỏi hơn mình, người khác làm được những mình không làm được. Từ đó cảm thấy bực dọc bản thân và cố ép bản thân phải làm được. Nhưng bạn hãy quan tâm đến sự cảm nhận của chính bạn, hãy chinh phục mỗi ngày một chút chứ đừng quá ép bản thân của mình.

2.3 Điều tiết nhịp thở

Trong quá trình tập luyện, điều hòa hơi thở là một nhân tố vô cùng quan trọng. Khi thực hiện các tư thế yoga đòi hỏi bạn phải có sự tập trung cao. Việc nín thở hay có một hơi thở loạn nhịp sẽ khiến bạn không kiểm soát được cơ thể dẫn đến tình trạng hụt hơi, không đem lại kết quả mong muốn.

Bạn hãy chuyển động kết hợp với hơi thở một cách nhuần nhuyễn để việc tập luyện đạt hiệu quả tối đa. Điều tiết nhịp thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng. Và trong yoga, khi hít vào sẽ căng bụng lên và thở xẹp bụng xuống

2.4 Không nên ăn trước khi tập yoga

Một cái bụng trống rỗng sẽ khiến cho quá trình tập yoga của bạn trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. Khi bụng còn nhiều thức ăn sẽ làm bạn đau bụng, đau dạ dày lúc vận động thực hiện các động tác.

3. Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về các bài tập yoga giúp giảm đau nhức xương khớp, giúp cho cơ thể dẻo dai, săn chắc hơn. Ngoài những lợi ích trên, tập yoga sẽ dần đưa bạn chuyển sang lối sống lành mạnh, rất thích hợp cho những người thuộc tầng lớp trung niên trở lên để duy trì sức khỏe. Còn đối với thanh thiếu niên, yoga giúp giữ gìn vóc dáng. Nếu bạn muốn bắt đầu tập yoga nhưng không có nhiều thời gian đến phòng tập. Và bạn không có đủ kiến thức để thực hiện tập ở nhà thì tham khảo bài viết hướng dẫn tập yoga cho người mới bắt đầu của edu5 tại Website: edu5.info hoặc để lại thông tin qua email: kimsonedu5@gmail.com để được tư vấn

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời